A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Một số biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học

Học sinh THPT đang ở độ tuổi vị thành niên, đang ở giai đoạn phát triển mạnh về thể chất và tâm sinh lý. Ở độ tuổi này các em muốn khẳng định mình, muốn được mọi người thừa nhận là người lớn. Các em có nhiều mong muốn, khát khao. Vì vậy, do  thiếu hiểu biết nên các em dễ mắc sai lầm, dễ mắc vào các tệ nạn xã hội dẫn tới các vi phạm pháp luật.

Dưới góc nhìn của nhà quản lý giáo dục, Ban GDNGLL đã triển khai một số biện pháp để phòng ngừa cụ thể như sau:

Thứ nhất: Tổ chức tuyên truyền nội quy nhà trường tới học sinh và phụ huynh học sinh ngay từ đầu năm học và thực hiện thường xuyên trong năm học. Bên cạnh việc tuyên truyền, công tác duy trì nội quy nhà trường cần tđược thực hiện tốt, với sự đồng thuận của tất cả cán bộ, giáo viên nhà trường.

Thứ hai: Tổ chức cho học sinh và cha mẹ học sinh ký cam kết về việc thực hiện tốt các quy định của pháp luật trong đó tập trung vào các vấn đề: an toàn giao thông, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, các quy định về việc nghiêm cấm buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và đốt pháo nổ. Hoạt động này được 100% học sinh và cha mẹ học sinh tham gia.

Thứ ba: Phối hợp với các đơn vị chức năng như Công ty Honda Hợp thành Khoái Châu, Công an huyện Khoái Châu tuyên truyền về vấn đề an toàn giao thông cho học sinh; phối hợp với Công an tỉnh Hưng Yên tuyền truyền phòng chống ma tuý học đường.

Thứ tư: Tổ chức cho học sinh tham gia các cuộc thi như “Giao thông học đường”, “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”, thi trực tuyến “Pháp luật học đường”.

Thứ năm: Xử lý nghiêm khắc đối với những học sinh cố tình vi phạm nội quy, đặc biệt là những việc làm vi phạm pháp luật. Chúng tôi đã vạch ra những giới hạn đỏ trong một số vấn đề. Cụ thể đối với hai việc sau nếu học sinh vi phạm dù chỉ một lần thì sẽ bị xử lý hạnh kiểm ở mức thấp nhất, đó là: vô  lễ với cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và gây gổ đánh nhau ở trong và ngoài nhà trường. Ngoài ra với vấn đề vi phạm pháp luật nếu bị cơ quan chức năng xử lý cũng sẽ được xếp loại hạnh kiểm ở mức thấp nhất.

Thứ sáu: Xây dựng kế hoạch giữ gìn an ninh trật tự, thống nhất cơ chế phối hợp với chính quyền địa phương trong việc giữ gìn an ninh trật tự. Đối với những thời điểm nhạy cảm như trước và sau tết Nguyên Đán, nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm tăng cường quản lý học sinh, phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh; Đoàn thanh niên tằng cường kiểm tra đột xuất, thu giữ các vật dụng có nguy cơ gây thương tích cho học sinh.

Thứ bẩy: Thành lập tổ tư vấn tâm lý đối với học sinh, kịp thời giải tỏa những vướng mắc về tâm lý, những mâu thuẫn giữa các em học sinh, kịp thời hướng dẫn các em cách thức xử lý xung đột. Thường xuyên nhắc nhở giáo viên chủ nhiệm bám sát học sinh đê nắm bắt tâm tư tình cảm của các em.

Thứ tám: Tạo ra các sân chơi thể dục thể thao, các sân chơi văn nghệ thu hút học sinh, tạo điều kiện cho các em được thể hiện mình, tạo cảm giác cho học sinh thấy không ai bị bỏ lại phía sau. Đây thực sự là điều rất quan trọng góp phần ngăn ngừa tình trạng học sinh vi phạm nội quy, vi phạm pháp luật và mắc các tệ nạn xã hội. Ví thời Pháp thuộc thực dân pháp tổ chức giải đua xe đạp xuyên Đông Dương để thu hút thanh niên tham gia, làm cho họ sa lẵng vấn đề giải phóng dân tộc từ đó ngăn ngừa phong trào cách mạng Việt Nam, trường hợp hs Đào Anh Quân…

Điều cuối cùng: Trang bị cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm kĩ năng giải quyết vấn đề.

Kết quả: Trong năm học 2019, trường THPT Khoái Châu không có học sinh nào vi phạm pháp luật bị các cơ quan chức năng xử lý, không có học sinh nào mắc các tệ nạn xã hội và đến thời điểm này, không có vụ việc nào đốt pháo nổ trong phạm vi quản lý của nhà trường.

Bên cạnh những kết quả trên vẫn còn rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn dẫn tới học sinh vi phạm pháp luật, mắc các tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến an ninh trật tự của địa phương. Thực tế hiện nay xã hội có quá nhiều điều thu hút học sinh, nhiều hình thức vui chơi giải trí không lành mạnh cuốn học sinh ra khỏi trường học. Vì thực tế học không vui bằng những hoạt động đó. Đặc biệt, trong bối cảnh trường THPT Khoái Châu hiện nay sau khi sáp nhập có quy mô lớn nhất tỉnh với 58 lớp, 2237 học sinh. Địa bàn hoạt động của nhà trường trong phạm vi 11 xã của huyện Khoái Châu. Học sinh sinh hoạt ở nhà trường một ngày nhiều nhất là 8 tiếng, còn lại là ở với gia đình và ngoài xã hội. Hơn nữa giáo viên không phải lúc nào cũng bám sát được tình hình học sinh. Do vậy, trong thời gian sắp tới các lực lượng giáo dục của nhà trường phải cố gắng hơn nữa, phải thay đổi trong cách thức quản lý cho phù hợp với tình hình thực tế, tích cực phối hợp với chính quyền địa phương trong việc giữ gìn an ninh trật tự trong địa bàn; đăng ký tham gia xây dựng trường học hạnh phúc để cùng nhau tạo dựng một môi trường học tập thực sự an toàn thân thiện đối với học sinh và giáo viên nhà tường.

(Nguồn: Ban GDNGLL)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 334
Hôm qua : 353
Tháng 03 : 8.813
Năm 2024 : 25.037