Tư vấn hướng nghiệp - Xu hướng ngành (part 2)
3. Lĩnh vực Y – Dược chưa bao giờ hết “hot”
Khi xã hội càng phát triển, nhu cầu nhân lực ngành Y – Dược càng nhiều!
Hiện nay, cả nước có hơn 80% dân số có bảo hiểm y tế, 5% dân số có bảo hiểm tư nhân, 73% dân số trả một phần hoàn toàn bộ viện phí bằng tiền mặt, tỷ lệ bệnh viện công – tư đang ở giai đoạn tăng trưởng mạnh.
Đặc biệt, nước ta đang trên đà phát triển và hòa nhập với nhiều nước trên thế giới, cùng với công tác phòng chống dịch bệnh, tiến độ phát triển vắc-xin, bộ kit xét nghiệm thì nền Y Dược nước ta xứng đáng được tôn vinh hơn nữa. Không chỉ trong 5 năm tới mà trong nhiều năm tới ngành Dược vẫn luôn là ngành học hấp dẫn, tạo ra cơ hội việc làm tốt cho người học. Các bạn trẻ nếu có đủ năng lực và đam mê thì Y – Dược chính là một sự lựa chọn vô cùng đúng đắn.
4. Nhân viên kinh doanh – công việc cho người hướng ngoại
Nếu bạn có thể bán bất cứ thứ gì với giá tốt. Bạn là một nhân viên kinh doanh tài năng!
Tất cả những sản phẩm, dịch vụ từ vô số ngành nghề mà các công ty tạo ra đều cần được “bán đi”. Và vì hầu hết mọi thứ đều không thể được mua ngay từ cái nhìn đầu tiên nên Nhân viên kinh doanh là lực lượng không thể thiếu trong bất cứ doanh nghiệp nào. Bởi vậy, nhân viên kinh doanh không chỉ là nghề hot năm 2021, mà luôn giữ vị trí quan trọng của thị trường lao động trong 5-10 năm tới.
Đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong những năm gần đây. Chưa bao giờ kinh doanh, doanh nghiệp ở Việt Nam phát triển như ngày nay. Chỉ tính riêng khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, Việt Nam đã có khoảng 20.000 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn, liên doanh, doanh nghiệp hoạt động ngoài nước cũng rất phát triển. Đây là cơ hội về số lượng việc làm trong ngành này nhưng cũng đặt ra thách thức rất lớn về vấn đề chất lượng nguồn nhân lực. Nếu bạn thích sự năng động, hãy lựa chọn quản trị kinh doanh!
5. Kiến trúc – ngành nghề hot năm 2021 cho những bạn đam mê thiết kế
Có thể nói, ngày nay, cơ hội để kiến trúc sư làm việc và phát triển tài năng rất lớn. Dù ở thành phố hay nông thôn, cao nguyên hay hải đảo, nếu có chuyên môn tốt, bạn đều có thể kiếm được việc làm. Cụ thể, tốt nghiệp ngành Kiến trúc, bạn có thể làm việc với những vị trí như:
Kiến trúc sư thiết kế, thi công, giám sát các công trình kiến trúc dân dụng, công nghiệp; quy hoạch xây dựng các điểm dân cư, cao ốc, công trình đô thị và nông thôn tại các công ty tư vấn kiến trúc, các viện trực thuộc Bộ, ngành, các tổng công ty lớn của Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa,…
Chuyên gia tư vấn, cung cấp các giải pháp về kiến trúc tại các công ty kiến trúc, xây dựng
Tự khởi nghiệp với vai trò chủ đầu tư, thiết kế, thi công các công trình kiến trúc
Nghiên cứu, đào tạo tại các cơ sở giáo dục chuyên ngành
6. Ngành Logistic tăng trưởng mạnh với nhu cầu nhân lực cao
Ngành Logistics có mặt tại Việt Nam trong khoảng 30 năm trở lại đây với tốc độ phát triển vô cùng ấn tượng, lên đến 35 – 40%.
Với sự xuất hiện của thương mại điện tử (E-commerce) thuật ngữ “logistics” bỗng trở nên “sốt xình xịch” trên thị trường việc làm. Các trường đại học hàng đầu như Ngoại thương hay Kinh tế quốc dân đều thêm Logistics vào các chuyên ngành giảng dạy của mình trong vài năm gần đây.
Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.