A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kỹ năng lựa chọn nghề nghiệp

Làm gì để có kỹ năng lựa chọn nghề nghiệp, hãy trả lời những câu hỏi này

 

Tôi làm được nghề gì

Chọn nghề không phải là việc đơn giản, tuy nhiên cũng không hẳn là một việc quá khó và phức tạp. Nếu tạo cho mình được một kỹ năng lựa chọn nghề nghiệp thì chắc chắn việc này không còn khó nữa. Để có kỹ năng đó, bạn cần phải trả lời những câu hỏi sau.

1. Tôi thích làm nghề gì?

Chưa cần suy nghĩ quá nhiều đến năng lực hay yêu cầu của xã hội, đầu tiên hãy trả lời câu hỏi “Bạn thích làm nghề gì?”. Đây là một câu hỏi mang tính chủ quan cao và người rõ đáp án nhất chỉ có bản thân bạn. Với vô số ngành nghề như hiện nay thì bạn cảm thấy yêu thích nhất ngành nghề nào, tại sao bạn lại có sự yêu thích đó?

Tôi thích làm nghề gì

Không giống như khi còn đi học, khi đã bước vào môi trường làm việc thì bạn sẽ gặp rất nhiều áp lực từ rất nhiều phía. Mỗi ngày bạn sẽ phải làm việc trung bình 8 tiếng. Như vậy thời gian đi làm còn nhiều hơn thời gian bạn dành cho bản thân và gia đình mình nữa. Do đó buộc bạn phải thích nghề của mình thì mới có thể cảm thấy đỡ mệt mỏi, đỡ bị áp lực nhất trong suốt quãng thời gian đi làm của mình.

 

Để đơn giản hơn cho việc lựa chọn nghề thì bạn có thể tìm hiểu thêm về nghề mình thích thông qua mạng Internet, người thân, bạn bè và làm một list các ngành nghề mình yêu thích, tiếp đó mới dần dần lọc bỏ và lựa chọn dựa trên các tiêu chí khác.

2. Tôi làm được nghề gì ?

Sau khi trả lời cho câu hỏi “Bạn thích nghề gì?” thì mới tiếp tục đến với khả năng mà bản thân bạn có. Dưới đây là 3 tiêu chí để bạn đánh giá, lựa chọn nghề với khả năng của bạn
Căn cứ trên năng lực của bản thân:

Bản thân bạn là người hướng ngoại, thích giao du, kết bạn, đi đây đi đó hay ngược lại là một người hướng nội khá trầm và ít nói. Bạn có năng khiếu trong các môn ngoại ngữ hay là người thiên về tư duy logic và nghiên cứu. Một người không thể làm tốt tất cả mọi việc, do đó hãy dựa trên chính năng lực bản thân, điểm mạnh của bạn để phát huy nó và chọn nghề theo đó.

Tôi làm được nghề gì

Căn cứ trên mức độ học vấn của bản thân hiện tại:

Yêu cầu của mỗi ngành nghề sẽ khác nhau và sẽ có phần dựa trên học vấn của bản thân bạn. Với những nghề đòi hỏi sự sáng tạo cao, nhiều chất xám thì bạn không thể chỉ xin việc với tấm bằng THPT được. Dựa theo khả năng học của mình lẫn trình độ học vấn hiện tại của bản thân để tìm những nghề thích hợp.
Căn cứ trên khả năng sức khỏe:

Có thể bạn là người hướng ngoại và thích đi lại, bằng cấp học vấn của bạn cũng đáp ứng được cho công việc đó, nhưng sức khỏe không đủ thì cũng hoàn toàn không nên chọn nghề đó làm gì. Chưa kể khả năng trúng tuyển vào vị trí đó cũng sẽ không cao sau khi nhà tuyển dụng xem qua hồ sơ có giấy khám sức khỏe của bạn. Ví dụ như những nghề như phóng viên, nhà báo, hướng dẫn viên,…những nghề hay phải đi lại nhiều thì việc có một sức khỏe tốt là bắt buộc.

3. Tôi cần làm nghề gì ?

Một câu hỏi nữa cần được trả lời là “Tôi cần làm nghề gì?”. Việc coi trọng các yếu tố chủ quan như sở thích, năng lực mà lờ đi nhu cầu khách quan khác trong quá trình chọn nghề cũng là điều không nên. Do đó phải xác định nghề nào đang được “cần” đối với cả bản thân và xã hội.
Căn cứ trên nhu cầu của xã hội:

Tôi cần làm nghề gì

Xã hội không ngừng biến đổi cũng kéo theo việc dịch chuyển lao động từ nhóm ngành này sang nhóm ngành khác. Luôn theo dõi và cập nhật những nhu cầu, yêu cầu của nhà tuyển dụng là việc phải làm để tránh rơi vào tình trạng thất nghiệp.
Căn cứ trên mong muốn của bản thân:

 

Bạn mong muốn nghề với mức lương thế nào? Nghề nào có thể cho bạn một môi trường làm việc thân thiện hay mang lại cho bạn những giá trị quý báu, ngoài những yếu tố khách quan thì cũng phải lưu tâm đến những nghề mà chính bản thân bạn cảm thấy “cần”.

4. Tôi cần bổ sung những gì để làm được nghề ?

Đây là câu hỏi giúp bạn tập được kỹ năng tiếp cận và phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho các bạn theo đuổi những nhóm nghề nhất định.
Với nhóm nghề cần tính toán:

Với nhóm nghề đòi hỏi sự logic và nhạy bén về những con số thế này thì bạn nên trau dồi thêm các kỹ năng như kỹ năng phân tích logic, tư duy phản biện, kỹ năng sử dụng phần mềm máy tính và đặc biệt là quản trị thời gian.
Với nhóm nghề cần giao tiếp nhiều:

 

Tôi cần bổ sung những gì để làm được nghề

Một vài kỹ năng cần cho nhóm nghề này là kỹ năng đàm phán, kỹ năng lắng nghe và xử lí thông tin, kỹ năng diễn đạt, kỹ năng thuyết phục.
Với nhóm nghề cần sử dụng các công cụ:

 

Tùy vào loại công cụ mà bạn sử dụng để tiếp cận và tìm cách trau dồi thêm các kỹ năng liên quan.
Với nhóm nghề cần sự sáng tạo:

Với nhóm nghề này đòi hỏi chủ yếu ở sự tư duy đầu óc và cách thể hiện các ý tưởng. Kỹ năng quan sát, nhận xét cùng với kỹ năng phác thảo là một trong số các kỹ năng thực sự cần thiết cho nhóm ngành này.

Trên đây là 4 câu hỏi giúp bạn bước đầu có được kỹ năng định hướng nghề nghiệp một cách đúng đắn. Hi vọng sau khi trả lời được những câu hỏi này bạn có thể tự tin hơn khi chọn lựa ngành nghề để học và theo đuổi trong tương lai.

(Nguồn: http://thptdakrong.quangtri.edu.vn/hoat-dong/hoat-dong-ngoai-khoa/hoat-dong-ngll-hn/lam-gi-de-co-ky-nang-lua-chon-nghe-nghiep.html)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 126
Hôm qua : 93
Tháng 01 : 886
Năm 2025 : 886