A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

KẾ HOẠCH NGOẠI KHÓA NĂM HỌC 2018-2019

KẾ HOẠCH NGOẠI KHÓA NĂM HỌC 2018 – 2019

TRƯỜNG THPT KHOÁI CHÂU

Tổ: Ngữ văn – Sử - Địa - GDCD

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Khoái Châu, ngày 7 tháng 1 năm 2019

KẾ HOẠCH NGOẠI KHÓA NĂM HỌC 2018 – 2019

I. Căn cứ xây dựng kế hoạch

- Kế hoạch nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 của trường THPT Khoái Châu.

- Kế hoạch của tổ chuyên môn Ngữ văn, tổ chuyên môn Sử - Địa – GDCD năm học 2018 - 2019

II. Mục tiêu

- Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học của trường, của tổ chuyên môn.

- Triển khai dạy học theo chủ đề tích hợp, tăng cường các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm thực tế, giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các tình huống thực tiễn.

- Hướng học sinh vào các hoạt động học tập và vui chơi bổ ích, lý thú nhằm củng cố kiến thức, phát triển năng lực; bồi dưỡng trí tuệ, thể chất, tâm hồn, tình cảm ở học sinh.

III. Chủ đề ngoại khóa : “Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm”

IV. Hình thức: Đưa học sinh tham quan khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng).

V. Thời gian : Ngày 19 tháng 1 năm 2019

VI. Thành phần :

- Ban giám hiệu, ban chuyên môn, ban hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Giáo viên Ngữ văn - Sử - Địa.

- Học sinh khối 10

VII. Nội dung chương trình :

1.Giới thiệu về tiểu sử Nguyễn Bỉnh Khiêm, giới thiệu khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng).

2. Tập trung học sinh, đưa học sinh đến điểm tham quan.

3. Lễ dâng hương tại khu đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm

4. Tổ chức cho học sinh tham quan khu di tích.

5. Tổ chức kiểm tra kiến thức thu hoạch của học sinh sau khi học tập, trải nghiệm.

6. Chấm bài thu hoạch và tổng kết hoạt động ngoại khóa học tập trải nghiệm thực tế.

VII. Phân công thực hiện

STT

Nội dung

Người thực hiện

1

Báo cáo kế hoạch ngoại khóa với ban chuyên môn

Đ/c Hiếu

 

2

Thông báo kế hoạch ngoại khóa cho các lớp học sinh khối 10

Nhóm GV Văn

( Hiếu, Hoài, Mai)

3

Giới thiệu Tiểu sử Nguyễn Bỉnh Khiêm, sự nghiệp văn học của Nguyễn Bỉnh Khiêm ( Tích hợp trong giờ học Ngữ văn – Bài Đọc văn “Nhàn”)

 

Đ/c Hiếu, Hoài, Mai

 

4

Giới thiệu khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng).

(Tích hợp trong giờ học lịch sử và giờ sinh hoạt lớp)

Đ/c Yến, Khoa và giáo viên chủ nhiêm lớp 10

5

Giới thiệu các áng văn chương của Nguyễn Bỉnh Khiêm và một số giai thoại về Trạng Trình

(Tích hợp trong giờ học Ngữ văn)

Đ/c Mai, Hoài, Hiếu

 

6

In tài liệu giới thiệu khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng).Và nội dung tham quan học tập, và yêu cầu về sản phẩm thu hoạch -> gửi các lớp học sinh

Đ/c Hoài, Nhung

7

Liên hệ xe, liên hệ khu di tích.

Ban hoạt động NGLL

 

8

Tập trung học sinh theo đơn vị lớp, hướng dẫn học sinh đến điểm tham quan và suốt hành trình đi về.

Giáo viên chủ nhiệm các lớp 10 và GV trong nhóm Văn.

9

 

 

Chuẩn bị câu hỏi kiểm tra kiển thức của học sinh

 

 

Đ/c Mai, Hoài, Hiếu

 

 

10

Tổ chức cho HS làm bài kiểm tra

Đ/c Mai, Hoài, Hiếu

 

11

Tổ chức chấm bài và tập hợp kết quả

GV Văn.

12

Dự trù kinh phí và quyết toán kinh phí in tài liệu (In đề kiểm tra, phiếu trả lời)

 

Đ/c Hoài

13

Dự trù kinh phí và quyết toán kinh phí thuê xe, vé tham quan, bảo hiểm…

 

Ban hoạt động NGLL

14

Chuẩn bị tư trang cá nhân và đồ ăn, uống cá nhân

GVCN quản lí, hướng dẫn học sinh

 

 

BCM Duyệt

T/M tổ chuyên môn

Tổ trưởng

Đỗ Thị Minh Hiếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRƯỜNG THPT KHOÁI CHÂU

Tổ: Ngữ văn – Sử - Địa - GDCD

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Khoái Châu, ngày 7 tháng 1 năm 2019

NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỌC SINH KHI

THAM QUAN TRẢI NGHIỆM

KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Ngày thực hiện: 19/1/2019

  1. TRƯỚC KHI ĐI TRẢI NGHIỆM

Yêu cầu tìm hiểu về 2 nội dung sau:Thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Và khu di tích lịch sử đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm Huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.

Đọc phần giới thiệu sau:

GIỚI THIỆU NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được mệnh danh là bậc thầy về tiên tri ở Việt Nam. Đền thờ ông được xây tại quê hương Vĩnh Bảo – Hải Phòng.

Theo từ điển mở Wikipedia, Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt, tên tự là Hanh Phủ , hiệu là Bạch Vân am cư sĩ, được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam - Bắc triều (Lê - Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam. Sau khi đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi (1535) và làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình. Đạo Cao Đài sau này đã phong thánh cho ông và suy tôn ông là Thanh Sơn Đạo sĩ hay Thanh Sơn chân nhân. Người đời coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam đồng thời lưu truyền nhiều câu sấm ký được cho là bắt nguồn từ ông và gọi chung là Sấm Trạng Trình.

Xét một cách toàn diện lịch sử Việt Nam thế kỷ 16, nhiều người đã gọi Nguyễn Bỉnh Khiêm là “cây đại thụ văn hóa dân tộc”, hay nói theo cách khác, ông đã được xem là đại diện tiêu biểu nhất của lịch sử phát triển văn hóa Việt Nam trong thế kỷ nhiều biến động lớn này. Cùng với một nhân vật nổi danh khác của xứ Hải Đông là Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm được coi là một trong số những tác gia văn học thực sự lớn đầu tiên của Việt Nam.

Ông cũng được sử sách và người đời thừa nhận rộng rãi với tư cách là một nhà dự báo, hoạch định chiến lược kỳ tài, với tầm nhìn địa chính trị đi trước thời đại nhiều thế kỷ.

Năm 1543, trước cảnh quan lại lộng quyền, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dâng trảm sớ đối với 18 đình thần biến chất, mưu phản song không được nhà vua chấp thuận. Ông bèn cáo quan về ở ẩn nơi quê nhà, lập am Bạch Vân, mở trường dạy học, làm thơ, nghiên cứu kinh sử. Học trò của ông nhiều người trở thành danh tướng, Trạng nguyên như: Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quyền…

 

GIỚI THIỆU ĐỀN THỜ NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia năm 1991.

Cuối năm 2000, nhân kỷ niệm 415 năm ngày mất của Trạng Trình, Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng cho khởi công xây dựng dự án nâng cấp tạo dựng cả một vùng rộng lớn thành quần thể "Khu di tích danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm" tại thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo với nhiều hạng mục công trình:

- Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm với ba gian tiền đường, hai gian hậu cung, phía trước có hai hồ nước tượng trưng cho trời và đất, bức hoành phi trong đền ghi 4 chữ "An Nam Lý Học"; - Khu vực hồ Thái Nhâm phía trước đền thờ, trên khoảng đất nhỏ giữa hồ có cầu bắc qua còn lưu giữ tấm bia đá làm năm Vĩnh Hựu thời Lê Trung Hưng (1736) ghi lại việc làm đền thờ Trạng và tên những người đã đóng góp xây dựng đền

- Ngôi nhà ba gian lợp cói dựng phía sau đền, mô phỏng am Bạch Vân, nơi Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi từ quan về dạy học

- Quần thể vườn tượng, với kích thước tương đương người thật, diễn tả lại cuộc đời, cảnh dạy học khi xưa của Trạng Trình, tạo nên một khung cảnh gần gũi và sống động với du khách

- Phần mộ cụ Nguyễn Văn Định, thân phụ của Trạng Trình (riêng phần mộ của Trạng Trình đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức về địa điểm cụ thể)

- Nhà trưng bày về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Quán Trung Tân, nơi lưu giữ quan niệm mới về chữ "Trung" hướng lòng theo "Chí Trung Chí Thiện"

- Khu vực tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng đá granit cao 5,7m, nặng 8,5 tấn cùng hai bức phù điêu diễn tả lại cuộc đời sự nghiệp của Trạng Trình và lịch sử của địa phương, phía trước tượng đài là hồ bán nguyệt rộng 1.000m²

- Chùa Song Mai, Nhà thờ tổ là nơi thờ bà Minh Nguyệt, người vợ thứ ba của Trạng Trình đã từng tu hành tại đây

- Tháp Bút Kình Thiên với ngụ ý ca ngợi công đức Trạng Trình như cột trụ chống trời.

Khu di tích được xây dựng khang trang đã trở thành điểm du lịch văn hóa lớn của TP. Hải Phòng.

 

  1. TRONG QUÁ TRÌNH ĐI TRẢI NGHIỆM

- Thực hiện nghiêm túc các quy định và theo sự hướng dẫn của ban tổ chức, của thầy cô chủ nhiệm và hướng dẫn viên du lịch

 

  1. SAU KHI ĐI TRẢI NGHIỆM

 

- Viết bài thu hoạch ( Bài viết số 5 môn Ngữ văn về chủ đề : Những điều bổ ích và lý thú em đã học được sau khi tham gia buổi tham quan, trải nghiệm )

 

Khoái Châu ngày 7/1/2019

Tổ chuyên môn Ngữ văn THPT Khoái Châu

 

 

 

 

 

 


Tập tin đính kèm
Tập tin đính kèm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 442
Hôm qua : 298
Tháng 04 : 6.363
Năm 2024 : 32.102