A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hướng dẫn cách phòng ngừa dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp di Virus Corona (NcoV)

Hướng dẫn ngăn ngừa coronavirus 2019 (2019-nCoV) lây sang người nhà và cộng đồng

Hướng dẫn ngăn ngừa coronavirus 2019 (2019-nCoV) lây sang người nhà và cộng đồng

 

Corona là một họ virus lớn, với một số chủng gây bệnh ở người và một số khác xâm nhiễm các loài động vật, bao gồm lạc đà, mèo và dơi. Đôi khi virus corona từ động vật tiến hóa để lây sang người để rồi sau đó lây từ người sang người như trường hợp MERS và SARS. Hiện tại chủng virus corona gây dịch tại Vũ Hán (2019-nCoV) đã được chứng minh là có khả năng lây từ người sang người. Hướng dẫn tạm thời sau đây có thể giúp ngăn chặn vi-rút này lây lan giữa những người trong nhà và trong cộng đồng.

Hướng dẫn này dành cho:

  • Những người khác đã tiếp xúc gần với người người nghi nhiễm hoặc đã xác nhận bị nhiễm 2019-nCoV
  • Người nhà hoặc người đang chăm sóc người nghi nhiễm hoặc đã xác nhận bị nhiễm 2019-nCoV
  • Những người được xác nhận bị nhiễm 2019-nCoV, không cần nhập viện và có thể được chăm sóc tại nhà
  • Những người nghi nhiễm 2019-nCoV đang chờ kết quả xét nghiệm, không cần nhập viện và có thể được chăm sóc tại nhà

1. Phòng ngừa cho người tiếp xúc gần

Nếu bạn đã tiếp xúc gần với người nghi nhiễm đang chờ kết quả xét nghiệm hoặc bị nhiễm 2019-nCoV, bạn cần:

  • Theo dõi sức khỏe của bạn bắt đầu từ ngày tiếp xúc gần lần đầu với người bệnh, liên tục trong 14 ngày kể từ lần tiếp xúc gần lần cuối. Theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng sau:
    • Sốt. Đo thân nhiệt hai lần một ngày.
    • Ho.
    • Khó thở.
    • Các triệu chứng ban đầu cần theo dõi là ớn lạnh, đau nhức cơ thể, đau họng, nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn/nôn và sổ mũi.
  • Nếu bạn bị sốt hoặc bất kỳ triệu chứng nào trong số trên, cần gọi ngay cho cơ sở y tế.
  • Trước khi đến gặp bác sĩ, cần đảm bảo rằng bạn đã nói với nhân viên y tế về việc mình đã tiếp xúc gần với người nghi nhiễm đang chờ kết quả xét nghiệm hoặc bị nhiễm virus corona. Điều này sẽ giúp cơ sở y tế chuẩn bị trước nhằm tránh lây nhiễm cho người khác.
  • Nếu không mắc bất kỳ triệu chứng nào kể trên, bạn có thể tiếp tục các hoạt động thường nhật, như đi làm, đi học hoặc các khu vực công cộng khác.

2. Phòng ngừa cho người nghi nhiễm đang chờ kết quả xét nghiệm hoặc bị nhiễm 2019-nCoV, không cần nhập viện và có thể được chăm sóc tại nhà

Bác sĩ và nhân viên y tế công cộng sẽ đánh giá xem bạn có thể được chăm sóc tại nhà hay không. Nếu thuộc diện cách ly tại nhà, nhân viên từ sở y tế địa phương hoặc tỉnh/thành phố sẽ theo dõi tình trạng sức khoẻ của bạn. Bạn cần làm theo các bước phòng ngừa dưới đây cho đến khi chuyên viên y tế xác nhận bạn có thể trở lại các hoạt động bình thường.

Ở nhà trừ khi phải đi khám chữa bệnh

Bạn chỉ nên hoạt động trong nhà, trừ khi đi khám chữa bệnh. Không nên đi làm, đi học, hoặc tới các khu vực công cộng, và không sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc taxi.

2.1. Tránh tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình

Càng nhiều càng tốt, bạn nên ở trong phòng riêng, tách biệt với những người khác trong gia đình. Ngoài ra, bạn nên sử dụng một phòng tắm riêng nếu có thể.

2.2. Gọi điện trước khi đi khám

Trước khi đi khám, hãy gọi cho cơ sở ý tế để thông báo rằng bạn bị nhiễm hoặc nghi nhiễm 2019-nCoV. Điều này sẽ giúp cơ sở y tế chuẩn bị trước nhằm tránh lây nhiễm cho người khác.

2.3. Đeo khẩu trang

Bạn cần đeo khẩu trang khi ở cùng phòng với người khác và khi đi khám chữa bệnh. Nếu vì một lý do bất khả kháng khiến bạn không thể đeo khẩu trang, hãy đảm bảo rằng người nhà bạn đeo khẩu trang khi ở cùng phòng với bạn.

 

Sử dụng khẩu trang đúng cách giúp phòng tránh lây nhiễm hiệu quả

2.4. Che miệng khi ho và hắt hơi

Che miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay khi bạn ho hoặc hắt hơi. Vứt khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác lót nilon và rửa tay ngay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây.

2.5. Rửa tay

Rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, bạn có thể sử dụng nước rửa tay chứa cồn với hàm lượng ít nhất 60%. Tránh dùng tay không rửa sạch để chạm vào mắt, mũi và miệng.

2.6. Tránh dùng chung đồ gia dụng

Không được dùng chung bát đĩa, ly uống nước, cốc, dụng cụ ăn uống, khăn tắm, chăn, ga, gối, đệm hoặc các vật dụng khác với người khác trong nhà. Cần rửa kỹ bằng xà phòng và nước những vật dụng này sau khi sử dụng.

2.7. Theo dõi các triệu chứng của bạn

Thông báo cho cơ sở y tế ngay lập tức nếu bệnh của bạn diễn biến xấu đi (ví dụ, khó thở). Trước khi đi khám, hãy gọi cho cơ sở ý tế để thông báo rằng bạn bị nhiễm hoặc nghi nhiễm 2019-nCoV. Điều này sẽ giúp cơ sở y tế chuẩn bị trước nhằm tránh lây nhiễm cho người khác.

Lưu ý đặc biệt:

 

Khi cảm thấy khó thở cần báo ngay cho cơ sở y tế để xử lý kịp thời

3. Phòng ngừa cho người nhà hoặc người đang chăm sóc

Nếu bạn đang sống cùng hoặc đang chăm sóc tại nhà cho nghi nhiễm hoặc đã xác nhận bị nhiễm 2019-nCoV (sau đây gọi chung là người bệnh), bạn cần:

  • Chắc chắn rằng mình hiểu và có thể giúp người bệnh tuân theo các hướng dẫn của nhân viên y tế. Bạn cần giúp đỡ người bệnh các nhu cầu cơ bản trong nhà và hỗ trợ nhận hàng tạp hóa, đơn thuốc cũng như các nhu cầu cá nhân khác.
  • Chỉ những người thật sự cần thiết cho việc chăm sóc người bệnh nên ở trong nhà.
    • Các thành viên khác trong gia đình nên ở nơi khác. Nếu điều này là không thể, họ cần ở trong một phòng khác, hoặc tách biệt với người bệnh càng nhiều càng tốt. Sử dụng một phòng tắm riêng, nếu có.
    • Hạn chế những khách không thực sự cần thiết tới nhà.
    • Giữ người già và người bị suy giảm miễn dịch hoặc mắc bệnh mãn tính cách xa người bệnh.
  • Đảm bảo thông khí tốt cho các không gian chung trong nhà, ví dụ bằng máy điều hòa không khí hoặc mở cửa sổ khi điều kiện thời tiết cho phép.
  • Rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, bạn có thể sử dụng nước rửa tay chứa cồn với hàm lượng ít nhất 60%. Tránh dùng tay không rửa sạch để chạm vào mắt, mũi và miệng.

 

Rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng với xà phòng ngăn ngừa vi khuẩn

  • Đeo khẩu trang, mặc áo choàng và đi găng tay dùng một lần khi bạn chạm hoặc tiếp xúc với một trong những nguyên liệu sau của người bệnh: máu, dịch cơ thể và/hoặc dịch tiết, như mồ hôi, nước bọt, đờm, nước mũi, nôn, nước tiểu hoặc phân.
    • Vứt bỏ khẩu trang, áo choàng và găng tay dùng một lần sau khi sử dụng. Cám tái sử dụng.
    • Rửa tay ngay sau khi tháo khẩu trang, áo choàng và găng tay.
  • Tránh dùng chung đồ gia dụng. Bạn không được dùng chung bát đĩa, ly uống nước, cốc, dụng cụ ăn uống, khăn tắm, bộ đồ giường hoặc các vật dụng khác với người bệnh. Sau khi người bệnh sử dụng những vật dụng này, bạn phải rửa/giặt chúng thật kỹ.
  • Lau sạch tất cả các bề mặt hay sờ vào, như quầy tính tiền, mặt bàn, tay nắm cửa, đồ đạc trong phòng tắm, nhà vệ sinh, điện thoại, bàn phím, máy tính bảng và tủ đầu giường mỗi ngày. Ngoài ra, làm sạch bất kỳ bề mặt nào có thể có máu, dịch cơ thể và/hoặc dịch tiết hoặc bài tiết trên chúng.
    • Đọc kỹ nhãn của sản phẩm tẩy rửa và làm theo các khuyến cáo trên nhãn sản phẩm. Nhãn ghi hướng dẫn về tính và hiệu quả của sản phẩm bao gồm các lưu ý khi sử dụng, ví dụ cần đeo găng tay hoặc tạp dề và đảm bảo thoáng khí tốt khi dùng.
    • Sử dụng dung dịch thuốc tẩy pha loãng hoặc chất khử trùng trong gia đình có nhãn ghi rõ là được EPA chấp thuận. Để tạo ra dung dịch tẩy tại gia, cho 1 muỗng canh thuốc tẩy vào 1 lít (4 cốc) nước. Khi cần lượng lớn, có thể dùng tỷ lệ 1⁄4 chén thuốc tẩy vào 4 lít (16 cốc) nước.
  • Giặt đồ thật kỹ.
    • Ngay lập tức thu và giặt quần áo hoặc khăn trải giường có máu, dịch thể và/hoặc dịch tiết hoặc bài tiết trên chúng.
    • Đi găng tay dùng một lần trong khi xử lý đồ bẩn. Rửa tay ngay sau khi tháo găng tay.
    • Đọc và làm theo hướng dẫn ghi trên nhãn của bột giặt và chất tẩy quần áo. Nói chung, giặt và sấy khô với nhiệt độ cao nhất ghi trên nhãn quần áo.
  • Đặt tất cả găng tay dùng một lần, áo choàng, khẩu trang và các vật dụng bẩn khác vào thùng chứa lót nilon trước khi xử lý chúng với chất thải gia đình khác. Rửa tay ngay sau khi làm việc này.
  • Theo dõi triệu chứng người bệnh. Nếu người bệnh chuyển biến xấu hơn, hãy gọi cho cơ sở ý tế để thông báo rằng người bệnh bị nhiễm hoặc nghi nhiễm 2019-nCoV. Điều này sẽ giúp cơ sở y tế chuẩn bị trước nhằm tránh lây nhiễm cho người khác.
  • Những người chăm sóc và các thành viên trong gia đình không tuân thủ các biện pháp phòng ngừa khi tiếp xúc gần với nghi nhiễm hoặc bị nhiễm 2019-nCoV, được coi là “người tiếp xúc gần” và phải được theo dõi sức khỏe. Thực hiện theo các bước phòng ngừa cho người tiếp xúc gần dưới đây.
  • Thảo luận về bất kỳ câu hỏi nào với cơ sở y tế có thẩm quyền

 

Không nên tiếp xúc tại khu vực cách ly trừ các trường hợp đặc biệt

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 138
Hôm qua : 298
Tháng 04 : 6.059
Năm 2024 : 31.798