A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” trong trường học - Những giải pháp cần thiết, quan trọng

Cùng với nhiều phong trào thi đua có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay được phát động ở tỉnh Hưng Yên, tiêu biểu như: “Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2022 - 2025”;Hưng Yên đẩy mạnh thực hiện Đề án chuyển đổi số giai đoạn 2022 - 2025”; “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí”…,

 ngành giáo dục mang tính đặc thù nên không thể không nhắc đến phong trào thi

đua: “Dạy tốt, học tốt, “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, dạy và học”, nhất là phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”.

Đồng chí Lê Thị Nhung – Chủ tịch Công đoàn trường phát biểu tham luận: Những giải pháp tổ chức, thực hiện phong trào thi đua “Giỏi việc trường – Đảm việc nhà” tại Đại hội Công đoàn tỉnh khóa XIX

 

Nếu như “Giỏi việc trường” là hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao, thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, đúc rút kinh nghiệm một cách có hiệu quả; chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước, tích cực hưởng ứng, cổ vũ, tham gia các hoạt động phong trào do các cấp phát động thì “Đảm việc nhà” là biết tổ chức cuộc sống gia đình êm ấm, hòa thuận, thực hiện tốt nuôi con khỏe, dạy con ngoan, chia sẻ, yêu thương, vun đắp để  ổn định cuộc sống. 

Để “Giỏi việc trường” đòi hỏi nữ cán bộ, nhà giáo trước hết phải “Đảm việc nhà” nghĩa là các chị em phải phấn đấu trở thành người vợ, người mẹ đảm đang tháo vát, biết cách chăm sóc gia đình, có kế hoạch làm việc khoa học, biết cách sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình hợp lý. Từ đó, phát huy những truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, luôn phấn đấu vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị, vừa là người mẹ hiền, vợ đảm.  

 Phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” để đạt được hiệu quả, có sức lan toả, cần tổ chức, thực hiện tốt một số công việc như:

          Thứ nhất, làm tốt công tác tuyên truyền để các công đoàn viên hiểu những tiêu chí, giá trị và lợi ích của phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà. Hoạt động tuyên truyền phải linh hoạt và đa dạng: tuyên truyền được lồng ghép vào các buổi họp tổ/họp hội đồng, buổi sinh hoạt chuyên môn, những buổi sinh hoạt ngoại khoá, toạ đàm nhân các ngày kỷ niệm mang màu sắc giới (ngày Phụ nữ Việt nam 20/10, ngày Quốc tế phụ nữ mùng 8/3), hay khi gặp gỡ, trò chuyện những câu chuyện sinh hoạt đời thường, cách cư xử với đồng nghiệp, với người thân. Từ đó, nâng cao ý thức trách nhiệm và niềm vinh dự là người phụ nữ trong xã hội hiện đại luôn tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang.

Thứ hai, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua. Kế hoạch được cụ thể từ mục đích, yêu cầu, thời gian thi đua, đề ra các chỉ tiêu (chỉ tiêu đặt ra thường cao hơn mức bình thường thực hiện để các cá nhân nỗ lực phấn đấu hoàn thành), đề ra nội dung, biện pháp mang tính khả thi phù hợp với thực tiễn của đơn vị. Đồng thời, trong kế hoạch có chỉ rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của cá nhân/ tổ nữ công trong việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua.

Thứ ba, đăng ký phong trào thi đua.Việc tổ chức đăng ký phong trào thi đua diễn ra hằng năm vào thời điểm đầu năm học. Cụ thể hoá các nội dung của “Giỏi việc trường” thông qua những tiêu chí rõ ràng (ví dụ: Chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy định của đơn vị; hoàn thành 100% các nhiệm vụ được phân công…) và tổ chức cho giáo viên đăng ký tham gia các cuộc thi (thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh; thi thiết kế bài giảng Elearning; thi làm đồ dùng, thiết bị dạy học; các cuộc thi khác do cấp trên tổ chức phát động); đăng ký viết sáng kiến. Xác định rõ mục đích của việc đăng ký thi đua này từ đầu năm học là động lực tạo sự quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ.

Thứ tư, phát động tổ chức thực hiện phong trào thi đua. Việc phát động tổ chức phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” vừa có tính thường xuyên vừa theo chuyên đề và được triển khai đồng bộ các biện pháp như: đôn đốc, theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện thi đua, kịp thời phát hiện, điều chỉnh nội dung chưa phù hợp với thực tiễn, phát hiện bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến từ phong trào thi đua này.  

Thứ năm, phải luôn đổi mới các hoạt động về nội dung và hình thức của phong trào phù hợp với tâm lý, đối tượng, khả năng tham gia của nữ cán bộ, nhà giáo. 

Thứ sáu, tổ chức toạ đàm, chia sẻ theo chủ đề “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” vào dịp 20/10 hoặc mùng 8/3 để nữ nhà giáo chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác và giữ lửa yêu thương trong gia đình. Từ đó, tạo sự gắn kết, sự đồng cảm giữa các đồng nghiệp góp phần xây dựng khối đoàn kết tập thể nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.

Thứ bảy, đánh giá, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua. Việc làm này được thực hiện thường xuyên 2 lần (kết thúc học kỳ I và kết thúc năm học), khi thì được kết hợp vào dịp kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày Quốc tế phụ nữ mùng 8/3. Qua việc đánh giá, sơ kết, tổng kết này đúc rút những bài học thực tiễn trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện, những nhân tố mới, điển hình tiên tiến; những tồn tại, hạn chế, tìm ra nguyên nhân và có các giải pháp thiết thực.

Thứ tám, kịp thời khen thưởng để động viên, khích lệ những nữ giáo viên, nhân viên có nhiều thành tích trong phong trào thi đua. Từ đó, lan toả gương tốt đến đội ngũ cán bộ, nhà giáo trong toàn trường.  

Một số hình ảnh về các hoạt động mà nữ cán bộ, giáo viên nhà trường tích cực tham gia:

 

Yêu nghề, có trình độ chuyên môn vững vàng, có sức khoẻ, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu, quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng” là chuẩn mực mà tất cả nữ cán bộ, giáo viên luôn phấn đấu, nỗ lực để tự hoàn thiện mình.  “Giỏi việc trường – Đảm việc nhà” là hai nhiệm vụ không thể thiếu đối với nữ giáo viên. Để trở thành người phụ nữ vừa “Giỏi việc trường” vừa “Đảm  việc nhà” là cả một quá trình phấn đấu không ngừng, thậm chí phải vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Nhưng với phẩm chất vốn có của người phụ nữ Việt Nam, đội ngũ nữ cán bộ, nhà giáo của trường THPT Khoái Châu luôn quyết tâm thực hiện tốt phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”.

(Lê Thị Nhung – Chủ tịch Công đoàn)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 8
Hôm qua : 93
Tháng 01 : 768
Năm 2025 : 768