Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua giảng dạy môn Ngữ văn
Kĩ năng sống là năng lực điều chỉnh hành vi của con người và là sự thay đổi để có những hành vi tích cực. Như đó, con người có khả năng điều chỉnh và quản lí hiệu quả hành vi, thái độ của mình trước các tình huống nảy sinh trong cuộc sống.
Trong quá trình dạy học, giáo dục, bên cạnh việc hình thành các kĩ năng mang tính kĩ thuật, gắn với chuyên môn như kĩ năng soạn thảo văn bản trong môn Ngữ văn, kĩ năng sử dụng bản đồ trong môn Địa lí, kĩ năng làm thí nghiệm trong môn Hoá học, kĩ năng tính toán... các kĩ năng sống khác như tìm kiếm và xử lí thông tin; phân tích đổi chiếu; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ý tưởng; giao tiếp ứng xử với người khác; quản lí thời gian; kiềm chế cảm xúc; đặt mục tiêu... cũng luôn được hình thành, đôi khi một cách không chủ định. Tuy nhiên, những kĩ năng này, được hiểu là mục tiêu ẩn của quá trình giáo dục, lại là những thú người học cần có, cần sử dụng để giải quyết các tình huống của cuộc sống. Điều đó cho thấy giáo dục kĩ năng sống là nhiệm vụ thường xuyên của ngành Giáo dục và Đào tạo.
Kĩ năng sống đã được đưa vào nhà trường để giáo dục cho học sinh trung học phổ thông từ hơn 10 năm nay; tuy nhiên, hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chưa cao. Do đó, chúng ta cần tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học nhằm trang bị cho học sinh những kĩ năng sống phù hợp với những phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực và con đường phù hợp hơn. Trên cơ sở đó, hình thành cho các em những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mổi quan hệ, các tình huống hằng ngày, tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.