A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

KẾ HOẠCH

Triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona

 

Căn cứ Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 01/02/2020 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc triển khai hoạt động đáp ứng với bệnh viêm phổi do chủng mới của vi rút Corona gây ra;

Căn cứ Công điện số 43/CĐ-BGD ĐT ngày 28/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Công văn số 260/BGD ĐT-GDTC ngày 31/01/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của Vi rút Corona gây ra trong trường học;

Căn cứ Công văn số 101/SGDĐT-CTTT-GDCN ngày 30 tháng 01 năm 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona, các bệnh dịch mùa đông xuân và đảm bảo ATVSTP trong trường học;

Căn cứ Kế hoạch số 110/KH-SGDĐT ngày 01 tháng 02 năm 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc Triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona ngành Giáo dục;

I. MỤC TIÊU

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn thể đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh về tác hại của bệnh dịch và công tác phòng, chống bệnh dịch trong nhà trường.

- Thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dịch trong trường học. Đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, vệ sinh phòng bệnh kịp thời, đúng quy định.

- Đảm bảo không để dịch bệnh bùng phát và lây lan trong nhà trường.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh đối với công tác phòng, chống dịch bệnh

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục những nội dung cơ bản về nguyên nhân, biểu hiện, tác hại của bệnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona đối với sức khỏe của con người, hậu quả nghiêm trọng đối với cộng đồng, xã hội; mức độ nguy hiểm, khả năng lây lan của bệnh dịch; các biện pháp phòng, tránh bệnh dịch thông thường.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phố biến, giáo dục bằng nhiều phương thức: quán triệt, phổ biến trực tiếp trong tiết chào cờ đầu tuần, trong các tiết sinh hoạt tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông của nhà trường: bảng tin, hệ thống phát thanh, trang mạng, in ấn pa-no, áp phích về phòng, chống bệnh dịch và niêm yết tại những điểm công cộng trong khuôn viên trường học…

- Đẩy mạnh công tác truyền thông đến đông đảo cha mẹ học sinh thông qua Ban Đại diện cha mẹ học sinh, thông qua học sinh nhằm huy động sự tham gia của cha mẹ học sinh trong công tác phòng, chống bệnh dịch.

2. Tăng cường công tác phối hợp với cơ quan y tế trong công tác vệ sinh trường học; theo dõi, quản lý sức khỏe của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

- Đẩy mạnh các hoạt động của công tác y tế trường học, đặc biệt là thực hiện công tác y tế trường học gắn với y tế cơ sở. Phối hợp với các đơn vị y tế liên quan xây dựng Chương trình hành động cụ thể nhằm chủ động kiểm soát tình hình diễn tiến dịch bệnh.

- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị y tế dự phòng, trung tâm y tế huyện Khoái Châu và trạm y tế thị trấn Khoái Châu trong công tác kiểm soát tình hình dịch bệnh.

- Phối hợp với trung tâm y tế huyện Khoái Châu lập hồ sơ theo dõi, quản lý tình hình sức khỏe của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh. Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, khi có hiện tượng bất thường hoặc dịch bệnh xảy ra kịp thời cách ly, đưa tới bệnh viên để chẩn đoán, điều trị, kiên quyết không để dịch bệnh lây lan, bùng phát trong nhà trường.

- Phối hợp tổ chức các hoạt động truyền thông, tập huấn phòng, chống bệnh dịch cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và của nhà trường nhằm nâng cao khả năng ứng biến với tình hình dịch bệnh.

- Phối hợp tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống bệnh dịch.

3. Tổ chức thực hiện các biện pháp dự phòng, phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục

- Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường phải có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về mức độ nguy hiểm của bệnh dịch.

- Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona . Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, phân công cán bộ, nhân viên thường xuyên trực tại trường nhằm kịp thời ứng phó với tình hình diễn tiến của bệnh dịch.

- Thực hiện thường xuyên các hoạt động vệ sinh môi trường, vệ sinh khử khuẩn trong khuôn viên trường học, lớp học, đảm bảo môi trường lớp học sạch sẽ, khô thoáng. Vệ sinh sạch sẽ bề mặt, đồ dùng dạy học thường ngày bằng xà phòng, chất tẩy rửa phù hợp, an toàn. Cung cấp đầy đủ nước uống sạch cho học sinh; tùy theo điều kiện của đơn vị có thể cung cấp nước ấm theo khuyến nghị của cơ quan y tế cho học sinh sử dụng.

- Đẩy mạnh giáo dục các kiến thức về dinh dưỡng hợp lý và vận động thể lực phù hợp nhằm tăng cường thể trạng, nâng cao sức đề kháng và khả năng phòng, chống bệnh dịch cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường.

- Thường xuyên phổ biến, giáo dục, hướng dẫn, nhắc nhở cán bộ, giáo viên, học sinh, một số kỹ năng phòng, chống dịch bệnh như: hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, hạn chế đi đến những nơi đông người, các lễ hội, vùng có bệnh dịch; giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi; đeo khẩu trang y tế đúng cách, phù hợp với khuyến nghị của cơ quan y tế; thực hiện che miệng, mũi và sử dụng các vật dụng che phù hợp khi ho hoặc khi hắt hơi nhằm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; giáo dục học sinh làm tốt nhiệm vụ là cầu nối tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh cho gia đình và cộng đồng.

- Bổ sung vật tư, hóa chất, thuốc men và các trang thiết bị y tế phù hợp tại các cơ sở giáo dục theo quy định tại Thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 để kịp thời xử trí ban đầu đối với những trường hợp bất thường xảy ra.

- Không tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường, hạn chế tổ chức các hoạt tập thể đông người. Đối với hoạt động phối hợp giáo dục với các đơn vị ngoài nhà trường có sử dụng nhân sự ngoài nhà trường, các đơn vị giáo dục cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối với những nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh tại cơ sở giáo dục trong quá trình tổ chức các hoạt động phối hợp giáo dục, đảm bảo không xảy ra tình trạng bệnh dịch do tổ chức các hoạt động.

4. Đẩy mạnh công tác phối hợp gia đình và chính quyền địa phương trong việc phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe học sinh

- Huy động sự tham gia của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong công tác quản lý, theo dõi sức khỏe học sinh, phòng, chống bệnh dịch. Phối hợp giáo dục học sinh thực hiện vệ sinh, phòng ngừa bệnh dịch, tự nhận biết, theo dõi sức khỏe và tự động khai báo khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh. Đối với những trường hợp học sinh có những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, cần phối hợp với cha mẹ học sinh và các cơ sở y tế có biện pháp cách ly, không đưa học sinh đến trường.

- Phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trong nhà trường. Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể trong việc hỗ trợ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường.

5. Một số công việc cần làm ngay tuần từ 03/2 đến 09/02/2020

- Vệ sinh sạch sẽ trong ngoài lớp học, lau chùi cửa, các đồ dùng thiết bị và các phương tiện làm việc của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; vệ sinh sạch sẽ nhà vệ sinh, sân trường.

- Vệ sinh sạch sẽ nhà làm việc , phòng tổ chuyên môn của cán bộ, giáo viên và nhân viên.

- Phun thuốc khử khuẩn toàn bộ khuôn viên trong trường học; lắp đạt thêm các chậu rửa tay tại các cửa các nhà vệ sinh của học sinh và mua xà phòng, cồn khô diệt khuần để ở vị trí các chậu rửa tay.

- Phân công BGH, GV và nhân viên trực trường để theo dõi tình hình dịch bệnh có ảnh hưởng đến cán bộ, giáo viên hay không; nắm bắt tình hình học sinh của nhà trường thông qua GVCN các lớp, qua Zalo, qua các kênh liên lạc của nhà trường ; kiểm tra công tác vệ sinh trường lớp.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch. Thành lập Ban Chỉ đạo của nhà trường, xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Ban Chỉ đạo. Xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh phù hợp đáp ứng yêu cầu thực tế.

Thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên; báo cáo đột xuất đối với những trường hợp bất thường xảy ra tại đơn vị đối với các cơ quan quản lý cấp trên, không dấu giếm khi phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch, tránh để bệnh dịch bùng phát và lây lan.

Căn cứ nội dung Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo đúng mục tiêu, tiến độ, hiệu quả; Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về Sở để Sở tổng hợp báo cáo các cấp quản lý theo quy định./.

HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

ĐỖ BÁ MƯỜI


Tập tin đính kèm
Tập tin đính kèm
Tập tin đính kèm
Tập tin đính kèm
Tập tin đính kèm
Tập tin đính kèm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2
Hôm qua : 93
Tháng 01 : 762
Năm 2025 : 762